Sự kiện mới đây của một hãng smarthome ở Hoa Kỳ khi giải thể đã khiến hàng nghìn thiết bị không thể điều khiển. Đó là một lời cảnh tỉnh cho những người dùng cơ bản và cho cả những nhà đầu tư dự án lớn.
DDNS tồn tại với mục đích gì
DDNS tồn tại từ khi hệ thống IP version 4 mà các ISP (nhà mạng) cung cấp cho các hộ gia đình là IP động. Cứ khoảng 1 ngày thì hệ thống sẽ đổi IP của modem một lần. Đối với các dịch vụ mà khởi tạo của nó là luồng dữ liệu đi ra ngoài, thì không có ảnh hưởng đáng kể. Nhưng những dịch vụ mà luồng khởi tạo của nó hướng từ internet vào trong LAN thì đó là một thử thách. Kết nối với các dịch vụ này bị lỗi ngay lập tức khi IP thay đổi.
DDNS ra đời nhằm đưa IP động ánh xạ thành các tên miền (domain) cố định. Các dịch vụ không còn quan tâm đến IP của modem gia đình nữa. Nó sẽ tự chuyển về đúng IP nhờ sự thông báo từ modem lên server DDNS và từ server DDNS về thiết bị bên ngoài internet. Việc điều khiển hay giám sát từ ngoài internet vào bên trong mạng LAN sẽ được thực hiện dễ dàng.
Giai đoạn trước đây, dịch vụ hay sử dụng DDNS nhất là camera.
DDNS là phương thức đã cũ
Với sự phát triển của các server, dịch vụ đám mây và máy chủ ảo. DDNS dần không còn được trọng dụng trong các dịch vụ trước đây nữa. Người dùng muốn truy cập các dịch vụ có thể dùng chính server của nhà cung cấp dịch vụ đó. Các thiết bị bên trong LAN cũng tự tìm cách liên hệ với server.
Như trước đây, mọi người phải xem camera qua cấu hình DDNS thì giờ đây, chỉ cần dùng app camera của nhà sản xuất camera mà không cần cấu hình DDNS.
Với smarthome cũng như vậy, hầu hết các hãng điều đã chuyển sang dùng phương thức cloud server để điều khiển thiết bị. Thậm chí DDNS không còn hiện hữu trong những sản phẩm của các hãng smarthome mới.
Vấn đề khi server smarthome xẩy ra sự cố
Vấn đề nẩy sinh khiến bài toán quay lại về DDNS. Server của nhà cung cấp thiết bị smarthome bị sập hoặc công ty ấy phá sản ngưng hoạt động. Điều này khiến các thiết bị vốn phụ thuộc vào cloud server nay điêu đứng.
Ấy vậy nên phương pháp dự phòng được cho là khả dụng nhất lại chính là DDNS. Những hãng và thiết bị của họ có hỗ trợ DDNS và open port để điều khiển từ xa vẫn có thể trở thành giải pháp. Không phải tối ưu, nhưng tạm chấp nhận được khi server có vấn đề. Một số dịch vụ như điều khiển bằng giọng nói, các tính năng nâng cao có thể không thể sử dụng được. Nhưng thứ cơ bản nhất là điều khiển từ xa vẫn hoạt động.
DDNS là phương thức linh động bởi gần như tất cả modem gia đình điều hỗ trợ tính năng này. DDNS lại có nhiều nhà cung câp dịch vụ khác nhau, từ miễn phí đến tính phí, nên mang tính cạnh tranh và dễ dàng thay đổi.
Yêu cầu từ chủ đầu tư
Nhiều chủ đầu tư cho thấy tầm nhìn của họ khi yêu cầu khả năng điều khiển qua phương thức open port DDNS. Đó như một phương án dự phòng phải có trong hồ sơ chào thầu của các hãng smarthome. Dự án được sử dụng hàng chục năm và thiết bị của nó cũng phải đáp ứng tầm ấy năm. Phương thức điều khiển có thể thay đổi nhưng phải dự đoán được trường hợp xấu có thể xẩy ra; để đảm bảo các thiết bị smarthome đắt tiền không trở thành vô dụng. Phải đảm bảo chúng vẫn sống dù hãng sản xuất ra chúng không còn hỗ trợ nữa.
Kết luận
Dù công nghệ có nhiều thay đổi lớn. Các công nghệ lõi vẫn là điều cần được đáp ứng. DDNS chỉ là một ví dụ cho một hình thức kết nối nhưng kịch bản xấu đã có tiền lệ và chúng ta không nên phụ thuộc hoàn toàn vào server của hãng.
Câu hỏi
Có phương pháp nào khác để tránh được tiền lệ sụp đổ nói trên mà không dùng đến DDNS?
Trả lời: Đó là tạo ra một chuẩn chung cho các thiết bị. Khi hãng này không còn hỗ trợ có thể dễ dàng chuyển qua hãng khác. Tuy nhiên với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường smarthome; thì không ai dám chắc một hãng smarthome này lại cho chạy chương trình điều khiển của một hãng smarthome kia dù chúng cùng chuẩn. Đâu ai trồng lúa trên đất người khác mà không phải chia một phần thóc. Mà hãng kia cũng có còn đâu mà chia thóc!
Để lại một phản hồi